Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Định Nghĩa Của Sự Tự Tin



Định Nghĩa Của Sự Tự Tin

Tuy nhiên tự tin là cái gì, làm sao để đạt được nó và làm sao để thể hiện cho người ngoài? 
Cái này thì thật khó có thể định nghĩa một cách chính xác được. Trong một ngày nắng đẹp trời ngồi uống trà ăn bánh quy nghe nhạc lounge tận hưởng cuộc sống sau một buổi tối ăn chơi mệt mỏi, tôi ngồi suy nghĩ.

Thứ nhất về định nghĩa  tự tin có nghĩa rằng biết mình ở đâu, có khả năng làm gì, và có niềm tin rất vững chắc về điều đấy. Cái quan trọng nhất ở đây là niềm tin. Một người tự tin không NGHĨ là anh ấy giỏi. Anh ấy BIẾT là mình giỏi.

Hãy giả sử một ví dụ, thay vì những câu lạc bộ hàng đầu thế giới giờ Messi và CR7 đi đá cho Gạch Đồng Tâm Long An hay Xi Măng Hải Phòng chẳng hạn, liệu họ có phải cảm thấy muốn chứng tỏ bản thân không? Liệu sau một trận đấu phong độ không được cao, khán giả la ó và báo đài chỉ trích, có làm ảnh hưởng đến nhận thức bản thân của họ về kỹ năng cá nhân của bản thân mình không? Tất nhiên là không rồi. 

Một người tự tin là chính là như vậy. Suy nghĩ của họ vững chắc như một bức tường không thể suy chuyển. Họ như sống trong một thế giới của riêng mình với một vỏ bọc vô hình chống lại những dư luận chỉ trích xung quanh của người ngoài.

Tuy nhiên, có một sự khác biệt giữa tự tin và hoang tưởng. Người tự tin biết mình giỏi theo đúng khả năng của bản thân, nhưng vẫn cố học hòi vươn lên cao hơn nữa để đạt được những gì mình muốn. Kẻ ngạo mạn bất tài nhưng hoang tưởng, sống trong cái vỏ bọc che đậy sự yếu kém của bản thân bằng sự ngụy biện.

Thứ hai để làm thế nào đạt được, thì thực sự là rất rất khó. Cái này phụ thuộc vào tính tình, khả năng và tư tưởng của mỗi người trong chúng ta. 

Nhưng bước đầu tiên khi muốn tự tin thì phải có cơ sở. Bạn phải giỏi ở điểm gì đó mới có quyền tin vào bản thân. 

Tiếp theo, một khi đã hơn người, những người xung quanh sẽ công nhận những điều đó. Những lời khen của người xung quanh mình là yếu tố rất quan trọng để khẳng định niềm tin của bạn. 

Tuy nhiên, nó chỉ như trát vữa để xây tường, nếu bản thân viên gạch đấy không chắc chắn thì có trát vữa bao nhiêu bức tường cũng sẽ sụp đổ. Cái quan trọng nhất trong sự tự tin là chính bản thân bạn. Nếu cả thế giới có bảo bạn là người giỏi, nhưng chỉ vì ý kiến của một cá nhân làm bạn bực bội và hoang mang, điều đó chứng tỏ là bạn vẫn chưa tự tin bảo bản thân mình. 

Đây là một trong những điểm yếu thường gặp của con gái. Dù có xinh có đẹp đến mấy, nhưng mỗi khi ra đường sau cả tiếng đồng hồ chải chuốt và trang điểm, họ vẫn cảm thấy yếu đuối và tự ti nếu có người không khẳng định vẻ đẹp của mình.

Muốn đạt được bản lĩnh tự tin thực sự, cần phải có một sự bất cần trong tư tưởngSự đánh giá cao bản thân mặc kệ người ngoài phán xét mình thế nào. Sự nhìn nhận điểm mạnh của bản thân không cần phải được người khác khen ngợi. Nếu khi làm quen với một cô gái không quen biết, dù có bị chửi thẳng vào mặt là không có đủ tư cách bén mảng tới gần cô ấy mà bạn không cảm thấy nổi nóng hay xấu hổ bỏ đi mà nhìn thẳng vào mắt cô ấy mỉm cười không có chút hổ thẹn hay ác ý, thì đấy là lúc bạn đạt được sự tự tin hoàn hảo.

Đấy cũng chính sự bình tĩnh của một người mạnh biết rằng lời đả kích của người ngoài là vô nghĩa với họ. Đạt được điều này, bạn sẽ là kẻ mạnh nhất mặc dù có thể không giỏi nhất.

Thứ ba, cách thể hiện sự tự tin ra sao? Câu trả lời là trên đời không hề có khái niệm thể hiện sự tự tin. Một khi cần thể hiện, tức là bạn vẫn chưa tự tin. Bạn có khoe với bạn bè trên Facebook về việc tối nay mình thành công thế nào trong việc ăn 2 bát cơm buổi tối không? Đó là việc hàng ngày bao giờ cũng làm được đúng không? Và vì thế nên bạn không phải khoe, vì nó đã trở nên một việc quá dỗi bình thường. 

Chính sự khoe khoang và thể hiện là sự biểu hiện của việc thiếu tự tin. Hay bỏ thoái khoe khoang, hãy bỏ tật kiếm lời khen của người ngoài làm niềm vui trong cuộc sống và bắt đầu tập tự hài lòng với bản thân, sự tự tin của bạn sẽ phát triển nhanh hơn đấy.

Tự tin là sự kết hợp của khả năng bản thân, sự nhận thức được nó, khả năng bình thản trước sự công kích bên ngoài và khiêm tốn. Hãy cố gắng đạt được nó và luôn ngẩng cao đầu, không chỉ phụ nữ mà người ngoài sẽ phải khâm phục bạn.




Source : http://www.wingman.vn/articles/confident

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Non Nớt : Đường Lên Đỉnh Trưởng Thành

Sao có những người mà thời gian dường như chỉ lướt qua họ. 20 tuổi mà rất 
chững chạc30 tuổi mà vẫn còn trẻ trung40 tuổi mà vẫn còn 1 tấm lòng đầy 
nhiệt huyết. Quá khác so với những người đã mang tuổi làm cô làm bác mà vẫn mãi 
chưa lớn. Đâu là sự khác biệt? Phải chăng là kinh nghiệm sống ?
Con người cần một độ chín chắn nhất định để chấp nhận hoàn toàn thực tế. Dễ 
đối mặt với những hệ quả từ sự chín chắn, hơn là những hệ quả từ sự non nớt. Bạn có bao giờ thắc mắc sự chín chắn đáng ngưỡng mộ từ người bạn đồng lứa đến từ đâu? Làm thế nào bạn biết mình trưởng thành hay non nớt? Giới thiệu nấc 
thang trưởng thành và điểm kinh nghiệm.
Trưởng Thành và Non Nớt
Bạn càng tiếp nhận nhiều kinh nghiệm mới mẻ, tư duy của bạn càng trưởng 
thành nhanh hơn. Những người thực sự chín chắn và hạnh phúc không trú ẩn 
trong tháp ngà và nhìn thế giới qua lăng kính cửa sổ màu hồng. Họ lớn lên thay vì già đi đơn thuần về mặt sinh lý. Họ lấy trải nghiệm làm thước đo cuộc đời
 thay vì tuổi tác.
Hoàng tử Siddhattha được vua cha xây cho 3 cung điện để vui chơi thỏa thích 
theo từng mùa. Trong cung, hoa lá sắp héo tàn được cắt tỉa khỏi thân cành ngay, người hầu bị cảm mạo được đưa ra khỏi cung ngay. Nhưng không hài lòng với cái thực tế méo mó đó, chàng ra đi làm một ẩn sĩ để tìm những chân lý thoát khỏi 
khổ đau. Trải qua bao năm tu khổ hạnh và các cuộc hành xác khắc nghiệt, chàng nhận ra mối tương quan của vạn vật trong cuộc sống và cách chấm dứt khổ đau. Khi chàng nhìn thấy tất cả những điều này, bóng tối bị xua tan trong trí não 
chàng. Giờ đây chàng là Buddha – Người Giác Ngộ chỉ mới ở tuổi 35. Cười rạng rỡ, người thôi tọa thiền. Trời đã 
sáng. Mặt trời mọc ở Đằng Đông.
Bạn càng tìm chỗ trú ẩn trong ảo tưởng, trốn thoát, lệch lạc, bạn càng chịu đau khổ từ tư duy non nớt và sai lệch. Một người nông nổi nhẹ dạ hời hợt dễ dãi bản năng phù phiếm mãi mãi không trưởng thành dù cho có bước sang tuổi làm cô làm bác. Đã có tiếng kêu. Thế hệ gối ôm. Thế hệ gấu bông. Không được tự đi xe máy. Không được đi chơi về khuya. Không được có người yêu. Không biết cách tự chăm sóc cho chính mình. Quá lãng mạn và ảo tưởng về tương lai. Cây nuôi bảo bọc 
trong nhà và cây ở trong rừng hiên ngang trước nắng gió, cây nào sẽ phát triển mạnh mẽ hơn?
AQ chính truyện của Lỗ Tấn phác họa nhân vật AQ mắc bệnh tự kỷ ám thị hạng nặng. AQ nghèo kiết xác, mồ côi cha mẹ, học hành ít, chuyên thợ đụng đâu làm đó, tứ cố vô thân nhưng cứ thích làm… cha thiên hạ. AQ hay nhìn đánh giá đối 
phương, ít mồm ít miệng thì chửi, yếu sức thì đánh. Để trừng trị chúng nó. AQ 
vẫn luôn lườm chúng nó bằng một cặp mắt dữ tợn, hoặc cố ý nói to lên mấy câu 
thọc gan cho chúng nó “chết cả ruột đi được”; còn nếu ở chỗ hẻo lánh thì y lén 
ra đằng sau ném cho một hòn sỏi vào lưng. Bị ai đánh cho một trận thì tự an ủi: “Nó đánh mình thì khác gì đánh bố nó. Thật thời buổi này hết chỗ nói”. Nghèo cũng phủi như 
không: Con tớ ngày sau lại không làm nên, to bằng năm mười cái lũ ấy à. Nhà tao xưa kia có bề có thế bằng mấy nhà mầy kia. Thứ mày mà thấm vào đâu!”.

Đường lên đỉnh Trưởng Thành
Trẻ em có những khuôn mẫu thực tế kém chính xác nhất vì các em thiếu kinh 
nghiệm. Trí não các em không thể đưa ra những dự đoán chính xác bằng người lớn. Rất dễ lừa một em nhỏ bằng một lời nói dối người lớn dư sức lật tẩy. Nhân tiện, ông già Noel không có thật đâu.
Làm thế nào để bạn biết mình người lớn hay trẻ con? Nấc Thang Trưởng Thành 
về tinh thần của một người như sau:
Non Nớt(A)
Đang lớn (B)
Trưởng thành (C)
§ Sợ
§ Luôn luôn đúng
§ Ám ảnh với địa vị
§ Vấn đề là tuổi tác
§ Biết tuốt
§ Đổ vấn đề lên người khác
§ Xem mọi thứ quá chủ quan
§ Phải đúng
§ Không nhận trách nhiệm
§ Thấy cái xấu ở mọi người
§ Kết tội vấn đề cho thế giới
§ Mỉa mai nổ lực của người khác
§ Tập trung vào sự khác biệt
§ Sai bảo ra lệnh

§ Liều mình làm đại
§ Muốn thay đổi
§ Ám ảnh với câu hỏi
§ Mỉa mai sự bồng bột
§ Biết tỏng là tụi A sai bét

§ Không sợ thất bại
§ Không cho mình luôn đúng
§ Ám ảnh với sự thật
§ Biết ơn
§ Biết hữu hạn
§ Thảo luận vấn đề với bạn
§ Thấu hiểu đồng cảm
§ Tôn trọng trí khôn của bạn
§ Tự trách mình
§ Muốn giúp đỡ
§ Tập trung vào kết bạn
§ Lắng nghe


Trong lúc leo lên đỉnh Trưởng Thành, bạn có tụt xuống cũng là chuyện bình thường. Ngay cả nhà thơ yêu là chết ở trong lòng một ít Xuân Diệu, thần thượng của giới trẻ thời ấy, cũng đã có lúc hành xử rất đỗi trẻ con với nhạc sĩ Tiến Quân Ca” Văn Cao. Trong khi Văn Cao là đội viên danh dự của Việt Minh, dũng cảm cầm súng ngắn Browning đến tận từng hang ổ bọn phát xít bắt chúng phải đền tội. Thế mà Xuân Diệu đã phê phán:
Sự giả dối đã trở thành bản chất của Văn Cao, nên những cái lạc hậu, thoái hóa của Văn Cao cứ nghiễm nhiên mặc áo chân lý và tiến bộ…Văn Cao lôi những cặn bã tư tưởng nằm trong đầu mình, chưa có dịp tuyên ngôn trong thời Pháp thuộc, nhảy vào hòng làm chủ trường phái trong văn học. Nhiều nhà văn lớp trước vào với cách mạng đã và đang tiếp tục tự tẩy gột những cái sai lầm tiền kiếp, mà vẫn thấy hãy còn chưa sạch thì Văn Cao từ trong lòng nhạc sang làm văn, vội lặn hụp vào vũng nước tống ra kia, và cho thế là thơm, là mới!…
Con người ai cũng có lúc trẻ con như vậy. Mà đôi khi càng về già càng trẻ con.
Săn “điểm kinh nghiệm” để trưởng thành nhanh hơn
Thước đo sự trưởng thành của bạn là điểm kinh nghiệm (EXP). Đây là khái niệm quen thuộc trong game nhập vai. Trong đó, nhân vật chiến đấu với quái vật và hoàn thành thử thách để đạt điểm kinh nghiệm. Càng thu thập nhiều điểm kinh nghiệm, nhân vật lên cấp càng nhanh, càng phong độ, mạnh mẽ và đủ năng lực để chiếm lĩnh những đỉnh thử thách cao hơn.
Không khác mấy, bạn cũng có thể tăng tốc sự trưởng thành của mình bằng cách chủ động tìm kiếm và tiếp nhận những trải nghiệm mới. Nếu bạn mỗi ngày đối mặt với một thử thách mới, từng chút một, sau một năm bạn sẽ cao cường đến mức nào? Đừng chờ những trải nghiệm tuyệt vời ùa đến cuộc sống của mình. Đừng chờ đến khi thả một nắm đất xuống mộ người thân mới nghĩ đến chuyện đi cắm trại với gia đình. Một cuộc sống chất lượng là một cuộc sống đầy những trải nghiệm chất lượng.
Bạn có thể săn điểm kinh nghiệm qua 2 cách sau:
§ Học: Sống là để học. Đối với tôi không có sự lựa chọn nào khác. Bạn không thể trở thành một phù thủy đầy quyền năng nếu chỉ hài lòng với Fire mà không biết Firaga. Đọc sách là một con đường tắt khi nó cho bạn cách gián tiếp trải nghiệm những kinh nghiệm thực tiễn của người khác. Đọc rồi làm, chuyển kinh nghiệm gián tiếp thành kinh nghiệm trực tiếp. 2 cô gái, một nàng chỉ xem sách dạy nấu ăn rồi mua cơm hộp, nàng kia xắn tay áo tập cắt, xào, chiên, hấp. Ngày đứng bếp ra mắt mẹ chồng, ai sẽ dễ đứt tay và làm cháy nhà hơn?
§ Phong cách sống: Chúng ta đang mất tự tin khi lựa chọn cách sống của bản thân. Bạn trẻ chấp nhận những ngày chủ nhật buồn tẻ, những dịp lễ không có gì thú vị, những công việc gò bó, và những sinh nhật năm nào cũng như năm nào. Bạn trẻ mới ngoài 20 tuổi nhưng đã sẵn sàng về hưu, chỉ muốn đi nhậu hay đi café chém gió, thích yên thân, sống cho qua ngày. Sao vậy nhỉ? Hòn tuyết lăn, bạn càng đi nhiều thì vốn sống của bạn càng nhiều. Hoặc không lang bạt kỳ hồ, nhưng bao quanh mình những cuộc đàm đạo có chiều sâu với bạn bè, những thú vui tiêu khiển lành mạnh, những đam mê nho nhỏ để theo đuổi… Tôi luôn xem mình như một kẻ giang hồ vặt bởi bàn chân vẫn chưa đi bao nhiêu. Giang hồ, ta chỉ giang hồ vặt, một tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà (Phạm Hữu Quang)
§ 
Bạn không thể vừa chấp nhận vừa chạy trốn sự thật. Nếu bạn muốn sống như một con người tỉnh táo ý thức, bạn phải bỏ đi sự non nớt của chủ nghĩa chạy trốn và chọn những trải nghiệm trưởng thành sâu sắc chỉ sự chín chắn mới mang lại 
được. Thu thập kinh nghiệm dọc đường để trèo lên đỉnh. Peter Pan rồi cũng phải lớn.
Chín chắn chững chạc là chuẩn



Source : http://www.phattriencanhanvn.com/non-not/

Du học trời Tây, ở hay về ?




Từ nhiều năm nay, chủ đề du học sinh đi học nước ngoài xong rồi nên ở lại hay nên về là một chủ đề được thảo luận khá sôi nổi. Lâu nay em bận, với lại đi làm thuê cho một bọn ngu si đần độn, nên nhục quá, không dám đi đâu, thậm chí không dám vào cả Internet. Hôm nay, nhân dịp em mới chỉ mặt thằng sếp, chửi nó là một thằng ngu rồi em Quit, và nhân lúc đang chuẩn bị lên đường đi xuyên Mỹ bằng ô tô lần thứ 4, em cũng tham gia thảo luận một tí.

Đây là bài viết đã lâu của đ/c Châu Hồng Lĩnh một kỹ sư tin học đang làm việc tại Mỹ. Viết khá lâu (khoảng 2009), đọc lại biết thêm sự đời của người đi du học 2009 lúc đó cổ phiếu còn đang sốt, bất động sản làm ăn được. Chứ bây giờ về Việt nam, đói méo mồm . 

Sống ở trên đời nên biết mình là ai?
Trước hết, các bạn lưu học sinh yêu quý của tôi nên xác định xem mình là ai, mình muốn làm gì, mình muốn trở thành người như thế nào. Chỉ khi những điều này đã rõ ràng rồi, thì các bạn mới có thể quyết định được việc ở hay về cho bản thân mình.

Du học sinh, các bạn là ai? Thế nào cũng có bác bảo: “Thằng này hỏi gì mà ngu thế? Du học sinh là du học sinh.”. Du học sinh là những người đi học nước ngoài, được mời đi do tài năng, do xin học bổng sùi bọt mép, do cơ quan nhà nước, trường Đại học có suất cử đi, hoặc do hoàn cảnh gia đình khá giả.

Dù đi theo bất kỳ dạng nào, học bất kỳ ngành gì, và lấy bất kỳ bằng cấp nào, các bạn cũng nên xác định một cách rõ ràng rằng mình chỉ là người đi học. Học vấn là bước đường đầu tiên để cung cấp kiến thức, khả năng tư duy và phương pháp luận cho các bạn, để sau này ra trường đi làm, chứ không phải cứ học tốt nghiệp ra trường có cái bằng, là các bạn đã là nhân tài xuất chúng, phải được yêu thương, kính trọng và lễ phép. Giữa việc học hành ở trong trường với nghiên cứu khoa học trong thực tế và làm việc trong công nghiệp là khoảng cách một trời một vực.

Ví dụ trực quan cho bọn chim non em chã không có khả năng tư duy trừu tượng là việc cần thiết, nên tôi cung cấp cho các bạn một ví dụ trực quan sinh động. Tôi có một ông anh quen biết, tạm gọi là H., được giải gì Toán quốc tế năm nào cũng lâu lắm rồi, tôi không còn nhớ nữa. Sau khi được giải, ông anh được mời đi học Toán tại trường Lomonosov ở Nga, rồi được Harvard mời sang Mỹ học Ph.D. Kinh tế. Ngày ông anh đặt chân vào Harvard, ông tuyên bố một câu xanh rờn “H. đi học ở Harvard là vinh dự cho Harvard, chứ không phải là vinh dự cho H.”. Quả thật kết quả học tập của ông này cực kỳ khủng khiếp. Luận văn ra trường của ông anh làm cho không chỉ giáo sư Harvard mà giáo sư nhiều trường khác nữa kinh sợ và thán phục. Hiu hiu tự đắc, ông anh ôm hồ sơ lên một công ty của người Do thái về Thị trường chứng khoán ở New York city để xin việc. Hôm phỏng vấn, bọn nó đưa cho ông anh một model mà hàng ngày bọn nó vẫn dùng để dự báo Chứng khoán, bảo ông anh phân tích. Ông anh nghĩ mãi không ra, nó cho cầm về nhà, ba ngày sau lên gặp lại. Ba ngày sau, ông anh lên gặp chúng nó, vẫn nghĩ chưa ra. Bọn Do thái bảo: “Mặc dù mày nghĩ không ra, nhưng thấy mày có khả năng tư duy, tao tuyển vào làm”. Làm một vài năm, thấy mình không lại được với bọn kinh doanh trong thực tế, ông anh bỏ về Việt nam đi buôn, bây giờ là một triệu phú tiền đô lừng lẫy phết. Nhưng các bạn nên thấy là giữa học ở trường và thực tế nó khác nhau xa lắm.
Thỉnh thoảng lại thấy có tin chú sinh viên này, cô sinh viên kia thực tập ở NASA hoặc nhóm hightech này, nhóm hightech nọ. Nhưng các bạn sinh viên yêu quý của tôi nên biết rằng dù các bạn có đi thực tập ở trên trời, thì người ta cũng chỉ giao cho các bạn làm những việc vớ vẩn, không làm thì cũng có nguời khác làm, thậm chí chả ai làm thì cũng không sao. Không phải cứ thực tập ở NASA ra là các bạn làm được tàu vũ trụ, cho nên tự nhận mình là nhân tài, kể cũng khí sớm, phỏng?

Ngay cả giáo sư của các bạn đi làm project cho Bộ quốc phòng hay các công ty công nghiệp để lấy tiền tươi, thóc thật còn chưa ăn ai, nữa là các bạn đi thực tập. Một ví dụ trực quan sinh động là có một lão giáo sư làm hợp đồng nghiên cứu phần mềm điều khiển tên lửa để bắn máy bay chiến đấu. Phần mềm của lão làm quá kém, tốc độ quá chậm, nên hôm nghiệm thu, lão bảo “Thôi, tên lửa này dùng để bắn máy bay hành khách”.
Em của các bác và những người làm R&D trong công nghiệp có một thú vui rất tao nhã và rẻ tiền là khi nào muốn giải trí, thì lấy scientific paperwork của bọn giáo sư Đại học về đọc thay truyện cười.

Vì thế, mới học được mấy chữ trong trường ra, được tấm bằng chứng nhận là qua giai đoạn học hành, mà đã vỗ ngực mình là nhân tài, thì hết sức nực cười và lố bịch . Đã thế, chưa làm gì được cho bản thân và gia đình, chứ chưa nói là cho Tổ quốc, được đế quốc chào mời đồng lương mấy chục ngàn bẩn một năm (xin lỗi, đủ cho em ăn sushi 3 tháng, còn 9 tháng chết đói), mà đã tưởng mình là thiên tài, ra điều kiện về nước phải có chỗ làm ngon, được làm lãnh đạo, đòi Tổ quốc và nhân dân phải đãi ngộ, trong khi Tổ quốc còn khó khăn, nhân dân còn nghèo, thì phải nói là cực kỳ vô liêm sỉ. Những kẻ yêu nước bằng mồm như thế nên học anh Kennedy yêu quý “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc.”

Mang tiếng là học ở Tây về, đầu đội trời, chân đạp ga xe ô tô, thế mà không tìm được việc gì mà làm, hết lạy ông đi qua, lạy bà đi lại rồi phàn nàn là không có ai trọng dụng nhân tài, thì nên ở lại Tây mà phá hoại Đế quốc, đừng về cho nó khỏi thêm gánh nặng cho Tổ quốc và nhân dân.

Tất nhiên, đi học có dăm bảy loại, nên Về hay Ở cũng do quyết định của từng người, chứ không có câu trả lời duy nhất đúng cho ai cả. Tôi xin nêu một số ví dụ về các trường hợp nên ở hay nên về để các bạn tham khảo.

I. Các trường hợp nên ở lại
Bọn ngu dốt : 
Có những kẻ ngu dốt do may mắn, luồn lọt, xin xỏ, nịnh hót giỏi, được cử đi học. Bọn này ra ngoại quốc học chỉ làm nhục Tổ quốc, mai mốt về nước sẽ phá hoại Tổ quốc. Bọn này không nên về.

Bọn hoang tưởng : 
Có một số kẻ học tại ngoại quốc, thậm chí tại những trường nhất nhì thế giới, nhưng chúng không biết rằng chúng được xét tuyển vào là do Quỹ học bổng mà chúng được tài trợ xin cho + Điểm ưu tiên cho các quốc gia nghèo đói, kém phát triển, ưu tiên châu Phi, nhà quê, miền núi, khu vực I, chứ không phải do tài năng của chúng. Chúng đi học hết năm này qua năm khác, thậm chí học tới hàng chục năm. Để chúng lê la trong trường lâu thì tốn tiền học bổng, người ta phải tống chúng ra trường bằng cách cho chúng tốt nghiệp. Khi chúng ra trường, giáo sư thế nào cũng viết nhận xét tốt, để chúng dễ xin việc. Nhưng chúng lại không biết điều đó, tưởng mình là thiên tài, nằng nặc đòi làm lãnh đạo, mở mồm ra là nói toàn chuyện kinh bang tế thế, cứu vớt cả quốc gia, thế giới, thậm chí cả hệ mặt trời. Bọn này nếu cho về thì cũng chỉ nên cho về Trâu Quỳ hoặc Biên Hòa.

Gái xấu, gái già hoặc gái vừa già vừa xấu :
  Gái xấu quá, mà đã trót đi du học thì cũng không nên về. Phong tục tập quán ở nhà mới ra khỏi lũy tre làng một tí, vẫn còn nặng thành kiến với gái học cao và lối sống sa đọa dễ nhiễm của bọn tư bản đế quốc, vì thế các em gái xấu, gái già hoặc vừa già vừa xấu nếu về rất khó có khả năng kiếm được chồng . Quan niệm về Mỹ học của bọn Tây khác chúng ta, nên gái xấu của ta thành gái đẹp của chúng, với lại bọn nó tư duy thông thoáng cởi mở hơn, nên các em thuộc diện đã nêu trên ở lại trời Tây thì rất dễ có một mái ấm gia đình hạnh phúc.

Những người vay mượn để đi du học tự túc 
Có một số bạn không phải gia đình khá giả, vì lý do này khác không xin được học bổng, nhưng có ý chí phấn đấu, nên vay tiền đi du học tự túc. Số tiền có thể khá lớn, nếu về ngay mà không có việc làm tốt để trả nợ thì cũng kẹt. Các bạn này cũng chưa nên về, mà nên kiếm tiền trả nợ, rồi tích lũy lấy một số vốn rồi hãy về.

Những người học những ngành quá cao siêu: 
Những ngành đại khái như Vật lý nguyên tử hay Vật lý lý thuyết, hoặc PLM/PDM software for enterprise, Super Computing, Robotics … thì nói chung là chưa nên về vội. Hiện nay máy móc ở Việt nam chưa có, và không biết bao giờ mới có, những người này về sẽ không có ứng dụng. Hơn nữa, sau khi về một thời gian, kiến thức sẽ bị mai một. Chẳng may đến lúc đấy, chúng ta có nhu cầu phóng tên lửa “Thần Bò” để đọ với tên lửa “Thần Trâu” của Tàu khựa, hoặc muốn làm bom nguyên tử hay máy bay chiến đấu, kiến thức của các bạn đã bị mai một rồi, không cống hiến được nữa thì phí. Đây là diện các bạn chưa nên về.

II. Các trường hợp nên về
Học ngành kinh tế: 
Đất nước đang lúc phát triển kinh tế, và cần những chuyên gia giỏi.
Có một vài bạn học kinh tế nói là hệ thống ở Tây nó khác ở ta, những gì học được đem về không áp dụng được. Đấy là nói láo. Tất nhiên là không áp dụng một cách máy móc, nhưng những nguyên tắc, quy luật, quy trình đều có những nét chung, đều có thể cải biến và ứng dụng một cách sáng tạo được. Bạn nào học Tây một cách máy móc thì cũng không nên về.

Học ngành Văn hóa: 
Các bạn nên về để giúp đồng bào trong nước có thói quen dừng xe trước đèn đỏ, ra chỗ đông biết xếp hàng, không chen lấn xô đẩy và không xả rác ra đường …

Học ngành kiến trúc và quy hoạch đô thị: 
Các bạn nên về để quê ta đừng có những kiến trúc lố bịch kiểu “Em ơi Hà nội chóp”, đừng có những dự án trùng tu ngu xuẩn như thay cột gỗ của Hoàng cung Huế bằng cột bê tông, đừng có những dự án quy hoạch đô thị đần độn kiểu đòi thay nuớc Hồ Tây hay đòi đập khu phố cổ Hà nội …
Các bạn nhà giàu và có sẵn cơ sở kinh doanh, quan hệ ở nhà: Bây giờ đang giai đoạn phát triển kinh tế, ai có cơ sở và quan hệ sẵn thì có thể kiếm tiền triệu (USD) , vì thế ở lại Tây làm chó cún, kiếm vài chục nghìn một năm, không đủ cho em các bác ăn sushi, thì ở lại làm gì.

Việc về hay ở là quyết định của mỗi cá nhân, tùy theo trình độ, khả năng, hoàn cảnh và mục đích của từng người.  
Không ai có thể quyết định thay cho ai được. Còn các bác cứ to mồm yêu nước thương nòi, hô hào về nước đi, hy sinh đi, cống hiến đi, thì em xin các bác, các bác tỉnh lại đi, bình tĩnh xem xét lại xem mình có bị thần kinh hay không? Các bác thì làm được cái gì cho đời chưa, mà lý thuyết suông? Những loại đấy, nếu có sa chân lỡ bước ra đến nước ngoài rồi thì cũng không nên về. Các bác cứ ở lại thật lâu vào, thay mặt Tổ quốc và nhân dân, em cảm ơn các bác.



Source : Internet